SỬ DỤNG HÓA CHẤT DIỆT KHUẨN HIỆU QUẢ TRONG CHĂN NUÔI THÚ Y VÀ THỦY SẢN

Dù là trong thú y, nông nghiệp hoặc thủy sản thì trước khi vào vụ mới hay trong suốt quá trình nuôi. Bà con đều phải dùng các loại hóa chất để sát trùng, vệ sinh ao chuồng trước khi đưa vào tái sử dụng. Hoặc là diệt khuẩn cây trồng vật nuôi để tránh những mầm bệnh xâm hại. Đa số bà con thường mua những loại hóa chất diệt khuẩn có giá thành rẻ trên thị trường và sử dụng theo hướng dẫn trên các trang mạng không chính thống khiến hiệu quả đạt được không cao mà còn ảnh hưởng đến cây trồng, vật nuôi. Sau đây là một số chia sẻ của tác giả: Duy Quân và Tin Cậy về các loại hóa chất và cách dùng trong chăn nuôi thú y và thủy sản.


hiep 2

                       Chuyến tham qua mô hình chăn nuôi VAC của Tin Cậy tại Là Ngà – Đồng Nai

1. Đặc điểm chung của hóa chất diệt khuẩn và một số lưu ý khi sử dụng:

Đặc điểm chung

– Các loại cơ bản bà con thường dùng như: vôi, xút – NaOH, đồng Sunfat- CUSO4, Nano Bạc -Ag+, thuốc tím – KMnO4, Idone, các hợp chất Clo, Clramin B, TCCA, BKC, FOCMON, Oxy già O3, cồn.

– Tất cả các loại trên đều dùng trong sát trùng được nhưng quan trọng là cách dùng và nồng độ dùng sao cho đúng và đủ.

– Hoá chất trừ CuSO4, Nano Bạc, KMnO4 là không bay hơi, còn các loại trên đều bay hơi rất mạnh khi gặp nhiệt độ cao. Vì vậy, khi phun hoá chất, chúng ta CHỌN KHI MÁT TRỜI để tăng thời gian tác dụng của thuốc đối với vườn hay ao nuôi.

– Tất cả các loại hoá chất đều cần có thời gian để phát huy tác dụng và diệt vi khuẩn (khi đủ nồng độ), vi khuẩn, virus chỉ kháng được kháng sinh chứ không kháng hoá chất. Câu nói: Đổi hoá chất liên tục, kẻo vi khuẩn kháng lại là SAI hoàn toàn.

– Bà con không hiểu nhiều về hoá học, thường dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nhưng họ nghĩ rằng, chỉ cần PHA RA NƯỚC PHUN LÊN CHỖ NÀO THÌ VI KHUẨN CHỖ ĐÓ SẼ CHẾT NGAY LẬP TỨC => ĐÓ LÀ SAI LẦM NGHIÊM TRỌNG NHẤT.

Một số lưu ý

– Khi có dịch bệnh đang xảy ra, xe ra vào chuồng cần phun kỹ và đợi ít nhất 30 phút mới cho xe vào trại, nhất là khi có bệnh dịch tả lợn Châu Phi, đốm trắng trên tôm,…Mình không đánh đồng tất cả, nhưng rất nhiều loại hoá chất dạng nước trên thị trường rất loãng, nếu bà con mua được loại dùng y tế dự phòng, bệnh viện là tốt nhất.

– Khi phun khử trùng chuồng trại, dụng cụ lao động, ao hồ nên DỌN SẠCH PHÂN TRÊN BỀ MẶT AO CHUỒNG, THÁO CẠN NƯỚC AO,… thì hoá chất mới có tác dụng cao. Vì sau khi phun 2 giờ, hoá chất bay hơi hết khi ấy bề mặt không sạch, vi khuẩn, virut sẽ phát triển trở lại.
– Hết lứa nuôi, cần VỆ SINH SẠCH: ao, chuồng, nền, tường, mái, dụng cụ chăn nuôi. Bà con mình thường làm khâu này rất sơ sài, nên chuồng nuôi những lứa sau, dịch bệnh rất nhiều.

hiep 1

2. Sơ lược về đặc điểm, cách dùng của một số loại hóa chất diệt khuẩn cơ bản như sau:

Trong chăn nuôi:

Clo

                                          Chlorine thường được dùng trong thủy sản, chăn nuôi

– CuSO4–Đồng Sunphat: diệt khuẩn nhờ ion Cu2+, diệt nấm hay tảo rất tốt nhưng tồn dư kim loại nặng đồng trong đất.
– KMnO4: chất oxy hoá khử mạnh (thuốc tím) hạn chế sử dụng vì diệt đi tất cả các loại khuẩn không phân biệt hại hay tốt.
– Nano bạc: rất tốt mà giá thành cao.

– Focmandehit (focmon): thường dùng ướp xác, mạnh nhưng độc hại với người, bay hơi nhanh, không nên sử dụng.
– Iodine: được dùng nhiều nhất trong cả y tế, ngành thú y và  thuỷ sản; có màu nâu đỏ, thăng hoa mạnh bởi nhiệt, bay hơi rất nhanh khi nắng nóng.

+ Dùng khử trùng chuồng trại, nồng độ thấp, dùng tắm cho cá, rửa vết thương.
+ Loại này tương đối nhẹ vì gặp nhiệt độ bay hơi nhanh, nếu dùng cho rửa vết thương hay dụng cụ chăn nuôi thì ổn, dùng cho môi trường thì hơi yếu.
+ Có dạng bột và nước, trên thị trường chủ yếu là nước (rất loãng).

– Các loại hợp chất Clo: Cloramin B, BKC, TCCA,…loại mạnh dùng phổ biến nhất bể bơi, nước sạch, lau sàn bệnh viện, vệ sinh dịch tả không tồn dư cho môi trường; sau khi phun 2 giờ là bay hơi gần như hết. Vậy nên, phun khi trời mát để có tác dụng lâu .
– NaOH- Vôi cùng nhóm là chất tẩy rửa và vôi đều là bazo mạnh.
+ Nhóm này chủ yếu diệt các loại nấm là chính và thay đổi pH, làm ức chế sự phát triển mầm bệnh vi khuẩn, virus .
+ Loại này chỉ nên dùng khi tẩy rửa hết lứa, vôi rắc nơi bẩn mương máng để tránh ruồi bọ, tác dụng diệt khuẩn không cao.

Trong Thủy sản:

hoa chat thuy san

Dùng thuốc diệt khuẩn, sát trùng trong ao nuôi tôm sao cho an toàn là vấn đề cần phải được chú trọng vì nếu sử dụng không đúng loại hoặc liều lượng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng tôm hay cá nuôi của bà con. Để có thể sử dụng đúng loại, đúng liều lượng người nuôi cần nắm rõ sự ảnh hưởng của các loại thuốc diệt khuẩn.

– Chlorine: dùng Chlorine khó gây màu nước, làm chết tảo, dùng lâu năm đáy ao bị trơ làm nghèo hệ vi khuẩn có lợi, giảm tác dụng khi pH trong ao cao.

– Hóa chất tím (KMnO4): không bền, giảm khả năng diệt trùng dưới ánh nắng mặt trời hoặc ở nhiệt độ cao nên cần phải bảo quản trong các lọ màu nâu đen để tránh ánh sáng trực tiếp, nên sử dụng lúc trời mát. Khi vào nước KMnO4 sẽ kết hợp với nước tạo ra MnO2 gây độc cho tôm.

– Formalin: ảnh hưởng xấu đến cơ quan hô hấp, hệ thần kinh và da.

– Iodine: mất tác dụng khi pH trên 6, nếu dùng vượt quá mức cho phép sẽ làm ao thiếu ôxy khiến tôm nổi đầu, chết hàng loạt.

– BKC: khi sử dụng gây tồn dư trong tôm làm giảm giá trị của tôm nuôi.

– GTA (Glutaraldehyde): rất độc với tôm cá

– TCCA (Tricholoroisocyanuric acid): giảm tác dụng khi độ pH cao, đặc biệt là khi pH trên 8.

 

Giai đoạn tôm còn nhỏ từ khi thả tôm đến 45 ngày

– Trong giai đoạn này việc sử dụng thuốc diệt khuẩn phải hết sức cẩn thận vì tôm vẫn còn nhỏ, sức đề kháng kém nên rất dễ bị sốc.

– Tôm rất cần lượng thức ăn tự nhiên trong giai đoạn này, tuy nhiên thuốc sát trùng có thể làm chết tảo, các sinh vật phù du, dẫn đến lượng thức ăn tự nhiên trong ao bị giảm, làm tôm chậm phát triển.

– Bà con cần lưu ý liều lượng sử dụng khi có ý định diệt khuẩn ao nuôi.

Giai đoạn tôm từ 45 ngày đến khi thu hoạch

– Không nên sử dụng hóa chất sát trùng có độ an toàn thấp khi các ao tôm xung quanh có dịch bệnh, môi trường ao dơ hoặc gần thu hoạch, nhất là lúc tôm yếu, bệnh.

–  Ở giai đoạn cuối trước khi thu hoạch tuyệt đối không dùng Chlorine và BKC để xử lý vì các chất này sẽ tồn dư trong tôm, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tôm khi xuất khẩu.

3. Bà con lưu ý:

– Khi dùng hoá chất, cần vệ sinh sạch sẽ bề mặt cần diệt khuẩn.
– Sau khi vệ sinh sạch, cần phun ướt đẫm bề mặt.
– Liều dùng phải đủ (tốt nhất dùng loại của bệnh viện).
– Phun khi trời mát, tăng khả năng tồn tại của thuốc tăng khả năng diệt khuẩn

(Nguồn: Anh Duy Quân)

Tin Cậy chúc bà con có một vụ nuôi thành công!!

THAM KHẢO THÊM

Tham khảo
Một số sản phẩm khác tại đây!
Hỗ trợ kỹ thuật/mua hàng
Quý khách có nhu cầu mua hàng hoặc cần tư vấn cách dùng vui lòng liên hệ chi nhánh gần nhất của VMCGROUP ở cuối trang website hoặc tại đây !
Trân trọng cảm ơn Quý khách đã đến với Hóa chất Việt Mỹ!

☎️ ️Quý khách có nhu cầu vui lòng liên hệ chi nhánh gần nhất của Việt Mỹ dưới đây, trân trọng cảm ơn!
Chúng tôi luôn cam kết 100% về chất lượng, hàng chuẩn

LIÊN HỆ MUA HÀNG HÓA CHẤT VIỆT MỸ – VMCGROUP
1. www.phanphoihoachat.vn |
2.  www.vmcgroup.com.vn |
3. www.hoachatvietmy.vn |
Email: cskh@vmcgroup.com.vn

THẾ GIỚI HÓA CHẤT-DUNG MÔI-CHẤT TẨY RỬA-SIKA-PHỤ GIA THỰC PHẨM-HƯƠNG LIỆU-MÀU THỰC PHẨM
VMCGROUP Trân trọng cảm ơn Quý khách hàng!

CÔNG TY CHUYÊN NHẬP KHẨU VÀ PHÂN PHỐI HÓA CHẤT CHẤT LƯỢNG TỐT NHẤT THỊ TRƯỜNG VUI LÒNG LIÊN HỆ 0914910505 .